30/12/15

[Lão Cửu Môn] Chương 13

Chương 13. Đánh Mã điếu.


Hồi đó, những truyện dân gian trong Bình thoại không giống nhau, sau thời Mãn Thanh chuyện cầm roi quất người rõ ràng đã ít đi nhiều rồi, chỉ còn xuất hiện ở một số đoàn ngựa thồ vùng Tây Bắc Tây Nam. Dùng roi làm vũ khí đòi hỏi phải huấn luyện rất nhiều, chẳng bằng cầm một khẩu súng tự chế còn có ích hơn. Trương Khải Sơn vốn trong lòng có chuyện, cộng thêm chưa quá quen thuộc với roi, bởi vậy, một nhát roi quất tới, Trương Khải Sơn tuy né được, nhưng trong vòng một tấc vẫn bị sượt qua.

Một nhát roi rất mạnh tay, Trương Khải Sơn tránh sang bên cạnh, nhát roi liền quật trúng vào ghế ngồi bên cạnh, cái ghế liền vỡ vụn ra từng mảnh. Quản gia khiếp sợ đến nhảy dựng cả lên, vội kêu to: “Ối ông ơi, phá hỏng đồ đạc rồi, phá hỏng đồ đạc rồi!”. Đám thuộc hạ liền đạp ghế mà xúm lại vây xung quanh, níu lấy cổ áo lão quản gia: “Rạp này do ông mày quyên tiền mà xây, ông đây thích phá thì phá. Đúng một phường chó đẻ, ông mày nghe mà phát phiền.” Gã thuộc hạ lập tức mắng nhiếc lão quản gia: “Thôi đi, gọi Nhị Nguyệt Hồng ra đây hát Hoa Cổ.” Quản gia bèn xua tay: “Nhị gia vừa xuống đài, không thể lên đài nữa.”

13/12/15

[Lão Cửu Môn] Chương 12

Chương 12. Nguyệt mãn Tương giang.


Nhị Nguyệt Hồng bước đi trong rạp hát, rạp hát ở bên này là do khách đãi cát ở Tây Bắc quyên tiền xây nên, rồi đem tặng cho anh. Cũng không biết là tháng nào năm nào, xem được một vở tuồng anh diễn, liền âm thầm cứ thế tặng nguyên cả một sân khấu tuồng. Đáng tiếc lại chẳng hiểu quy củ, sân khấu lại hướng về phía Tây. Sân khấu hướng về phía Tây còn gọi là đài Bạch Hổ, trước khi “trảm đài” không thể diễn kịch. Thế mà đây lại là quà người ta tặng, văn khế mới được gửi đến cách đây ba ngày, hôm nay nếu không khai diễn thì cũng là điềm xui xẻo.

[Lão Cửu Môn] Chương 11

Chương 11. Nhất nguyệt hoa khai Nhị Nguyệt Hồng.


Người Trương gia hiển nhiên có kinh nghiệm trong việc này, một cậu lính dùng lưỡi lê cạy yết hầu thi thể ra, Tề Thiết Chủy tiến lên quan sát, liền nhìn thấy trong cổ họng cái xác quả thực có ghim đầy kim lông trâu, mũi kim quay ngược vào trong họng, nếu trong cổ họng có bất kỳ thứ gì chui ra thì sẽ bị kẹt ngay trong đống kim lông trâu này.

Hắn chỉnh lại kính mắt, để thân binh mang kìm nhổ đinh tới, nhổ cây kim ở ngay ngoài cùng, sau đó giơ đèn khí ga lên quan sát kỹ càng.

Tấm cắm kim này chế từ sắt đỏ, tuy bên trên đã có những đốm gỉ, nhưng mũi kim vẫn vô cùng sắc bén. Thân kim không vết rỉ sét xanh lè, ắt hẳn có bôi kịch độc.

[Lão Cửu Môn] Chương 10

Chương 10. Hắc mao tất quan.


Cùng lúc đó, Trương Khải Sơn cũng đang suy ngẫm ngọn nguồn vụ việc này, tâm trạng của ông ta lại càng thêm phức tạp, bởi theo trực giác của mình, năm nay quân Nhật bao vây tứ bề, tình hình nguy ngập, thế mà giờ lại xảy ra chuyện này, như vậy đằng sau chuyện này nhất định không hề đơn giản.

Trong lúc Tề Thiết Chủy vẫn đang nghỉ ngơi, quan tài và những cái xác trong xe lửa đã được chuyển hết ra ngoài, toàn bộ các cỗ quan tài thì được chuyển vào nhà kho Trương gia, những cái xác thì chuyển vào trong viện quân y. Những công việc này đều do Trương sĩ quan thu xếp lo liệu, Tề Thiết Chủy chỉ ngủ có nửa giờ mà mọi việc đều đã đâu vào đấy cả, Trương Khải Sơn cũng yên tâm hơn.

[Lão Cửu Môn] Chương 9

Chương 9. Long cốt tùy táng.


Khi Tề Thiết Chủy tỉnh lại, không biết là lúc nào, hắn nhận ra mình đang ngủ trong phòng cho khách của Bộ tư lệnh, đầu giường có đặt một chén nước. Ngoài ra không có vật gì khác, trong phòng ngoài một số đồ dùng cần thiết thì không có thứ gì để bày bố trang trí cả.

Còn nhớ hồi trước từng đọc qua bản sao một cuốn sách của Đàm Thái đi Tây học, trong đó có nói, phòng ngủ của vua Phổ chỉ có một chiếc giường sắt và một chậu sắt để rửa mặt chải đầu, để giữ vững truyền thống cầm quân với ý chí sắt đá, không biết phòng ngủ của Phật gia có giống thế không nữa. Nếu thực như vậy, vậy thì sự chuyên tâm thường ngày của Phật gia dễ giải thích rồi.

12/12/15

[Lão Cửu Môn] Chương 8

Chương 8. Tịch dương quỷ quan.


Lúc này, Tề Thiết Chủy toàn thân lạnh toát, cảm giác thời gian như ngừng lại. Nhìn thấy cánh tay cậu bé nọ từ từ thọc vào trong cái lỗ trên Tiêu tử quan, chẳng mấy chốc, đã thò hẳn cả cánh tay vào, rượu trắng trên người bốc hơi rất nhanh do nhiệt độ cơ thể, bốc lên thành hơi nước.

Khắp xung quanh không chút tiếng động, Tề Thiết Chủy ngay cả thở mạnh cũng không dám, mồ hôi tay thấm ướt đẫm cả sợi thừng treo thanh la.

[Lão Cửu Môn] Chương 7

Chương 7. Song chỉ thám động.


Tề Thiết Chủy thấy Trương Khải Sơn nói xong liền bỏ ra ngoài trạm xe, lúc ấy mới thầm bừng tỉnh. Gõ thanh la là để làm ngựa giật mình, người nhà họ Trương mỗi khi thò hai ngón tay vào cái lỗ trên quan tài, nếu trong quan tài có dị biến, thường đi cùng với thi độc, độc xâm toàn thân, cho nên, trước khi thi triển tuyệt kĩ, họ thường đặt một cái kéo tỳ bà ở trước cái lỗ, kéo tỳ bà nối với cương ngựa, đặt một chiếc thanh la đằng sau tai ngựa bảy phân. Hễ trong quan tài có gì khác thường, lập tức gõ thanh la, ngựa giật mình lồng lên chạy. Ngựa chạy khiến kéo tỳ bà cắt phập ngay lập tức, cắt đứt lìa cánh tay, mới giữ được cái mạng.

7/11/15

[Lão Cửu Môn] Chương 6

Chương 6. Cầm thanh la.


Trương Khải Sơn nhìn Tề Thiết Chủy, đúng như người ta vẫn nói đúng người đúng việc, có những người bề ngoài có vẻ yếu đuối khiếp nhược, nhưng đến khi gặp đúng lĩnh vực họ nắm rõ thì cứ như biến thành một người khác, nhìn mà trong lòng yêu thích. Cười mà không nói, muốn xem xem Tề Thiết Chủy có kiến giải gì.

Viên sĩ quan phụ tá họ Trương lúc này hơi bất an, cứ nhìn Trương Khải Sơn như muốn nói rồi lại thôi, Trương Khải Sơn không hiểu, hỏi: “Cậu căng thẳng cái gì?”

“Phật Gia, tôi tuổi Tỵ.” Viên sĩ quan nhỏ giọng nói. Trương Khải Sơn suýt thì phì cười, bèn lập tức cười nhạt nói: “Người Trương gia bát tự không cứng đều đã chết hết ở Đông Bắc rồi, đứng yên đấy cho ta, cậu còn chưa bị ta khắc chết, còn ai khắc chết nổi cậu nữa.”

1/11/15

[Lão Cửu Môn] Chương 5

Chương 5. Quan tài sắt.


Trương Khải Sơn nhìn lại, lập tức dừng bước. Vừa nãy tinh thần hơi buông lỏng, có chút lơ là, Tề Thiết Chủy vừa nhắc nhở một câu, ông ta mới nhận ra vấn đề.

Khác biệt ở ngay mặt ngoài, lớp sắt bọc ngoài toa tàu cuối cùng đã được gia cố thêm nhiều, lớp sắt dày hơn, hàn kín và nhiều hơn. Nhưng Trương Khải Sơn lại lờ mờ cảm thấy một sự khác biệt khác, nhưng nghĩ mãi mà vẫn không rõ được cái cảm giác không ổn này là gì.

“Lão thầy bói, đừng có thừa nước đục thả câu. Ông giải thích xem, nếu có lý, toa tàu cuối này không cần phải vào trong nữa.”

“Phật Gia xem thường tôi.” Tề Thiết Chủy liếc mắt nhìn Trương Khải Sơn, vừa rồi bị Trương Khải Sơn cưỡng ép lôi đi những hai lần, thật là mất mặt, cho nên hắn phải đòi lại. Thế là, hắn bèn nắm lấy tay Trương Khải Sơn, kéo đi vào trong sân ga mấy bước, rồi quay lại chỉ vào đầu tàu, giải thích từng toa từng toa một.

“Toa đầu tiên: trong toa bừa bộn toàn những quan tài cổ, có một số có quách đá, một số chỉ có mỗi áo quan, bên trên đều có đánh số.” Tề Thiết Chủy nói: “Xem những chữ đánh dấu trên đó thì thấy, những quan tài này đa phần đều đến từ cùng một ngôi mộ, không biết Phật Gia có phát hiện hay không, kích cỡ to nhỏ của những quan tài này, xét tổng thể thì không chênh nhau là mấy, cho nên, có lẽ tất cả đều là quan tài bồi táng. Xuống phía dưới nữa là toa tàu để nghỉ ngơi, tất cả những người áp tải chuyến hàng này đều ở trong toa tàu đó. Xuống dưới nữa lại là toa chứa hàng – hay chính là toa cuối cùng này.”

26/10/15

[Lão Cửu Môn] Chương 4

Chương 4. Toa tàu cuối cùng.


“Thưa ông.” Viên sĩ quan phụ tá đi trước chỉ vào cánh cửa đi xuống toa tàu cuối cùng, cửa đã bị mạng nhện che kín, gạt hết mạng nhện ra, thấy trên cửa có sơn mấy hàng chữ kỳ quái. “Là chữ Nhật.”

“Xem hiểu không?”

“Nét móc, nét phẩy.” Viên sĩ quan liếc nhìn hàng chữ Nhật trên cửa. “Nét – nét chấm.”

“Không hiểu thì cứ nói thẳng.” Trương Khải Sơn khuyên một câu, viên sĩ quan ngượng nghịu cúi đầu kéo vành mũ xuống, rút súng ra lên đạn, rồi tiến đến mở cửa, nhưng nhận ra cửa đã bị hàn chết.

Xe lửa ở thời đại đó, các toa tàu nối với nhau bằng một sợi xích sắt to tướng, để đi từ toa này sang toa khác thì phải đi qua một đoạn ngoài trời. Trong phim “Đội du kích đường sắt” đã mô tả lại rất rõ ràng kết cấu của loại xe lửa này. Nhưng với xe lửa vũ trang của người Nhật, đoạn này cũng được bọc kín bằng sắt tây. Thậm chí còn bọc thiết giáp cả đoạn xích sắt bên dưới xe lửa nữa.