13/8/15

[Cửu Môn dị văn lục] Trương Đại Phật Gia


Trương Đại Phật Gia




Trường Sa đệ nhất đại gia, bởi vì trong nhà có một tượng Phật to không biết từ đâu ra, mới được đặt biệt hiệu này. Trình độ phong thủy của Trương Đại Phật Gia vô cùng cao thâm, khác ông phong cách trộm mộ của Nam phái, ông là người phương Bắc di cư tới phương Nam. Câu chuyện nổi tiếng nhất về ông xảy ra vào thời kháng chiến chống Nhật, khi ông đưa gia quyến từ Đông Bắc chạy trốn tới Trường Sa.  



Năm ấy, thời cuộc biến động bất thường, phụ thân của Trương Đại Phật Gia đã sớm đưa nữ quyến tới nhà vợ ở Trường Sa. Để Trương Đại Phật Gia khi ấy vẫn còn rất trẻ ở lại, vào nhóm thứ hai di chuyển. Chuẩn bị xong hết sổ sách buôn bán rồi, phụ thân ông dắt theo con trai và người dưới chuẩn bị theo dòng Trường Giang tới phương Nam. Không ngờ người Nhật Bản lại đánh tới vây khốn mọi người trong thôn. Vì tìm một con đường sống cho đám thanh niên, phụ thân của Trương Đại Phật gia bị đạn lạc bắn chết, riêng ông và đám người dưới bị bắt vào trại tập trung, sống không bằng chết.

  
Trương Đại Phật gia vất vả trốn khỏi trại tập trung tới Trường Sa, chỉnh đốn lại việc buôn bán, giao lưu rộng với hào kiệt bốn phương, trích thêm khoản tiền lớn ủng hộ quân đội, trở thành cái gai trong mắt người Nhật Bản! Người Nhật ám sát không thành, bắt đầu sắp xếp nội gián, chia rẽ Cửu Môn từ bên trong. Biết rõ phu nhân Nhị Nguyệt Hồng chỉ còn thiếu một vị thuốc quý để chữa trị nữa thôi, nhưng lại tặng vị thuốc này cho Phật gia! Còn nói với Nhị Nguyệt Hồng có thể đến chỗ Phật gia lấy thuốc. Nhị Nguyệt Hồng vì muốn cứu phu nhân, đã quỳ cả đêm trước cửa Trương gia. Cũng đêm hôm ấy, đặc vụ đưa tình báo quân sự cho quân phòng thủ Trường Sa, Nhị Nguyệt Hồng và Trương Khải Sơn thông đồng với bọn cướp Nhật, chuẩn bị giao dịch... Trương gia bốn bề đều đầy nguy hiểm. Vì bảo vệ an nguy của cả hai nhà, Phật gia không cho Nhị Nguyệt Hồng tiến vào cửa lớn nhà họ Trương một bước, trơ mắt nhìn nha đầu chết vì bệnh. Đây cũng là một trong những điều mà Trương Đại Phật gia không còn lựa chọn nào khác trong cả đời này.


Trương Khải Sơn biết, với Nhị Nguyệt Hồng mà nói, nha đầu còn quan trọng hơn cả sinh mạng. Y tình nguyện xông vào Trương gia đêm hôm ấy, bị súng máy bắn chết! Còn hơn để nha đầu cô đơn ra đi trong lòng y... Trương Khải Sơn cảm động trước tình yêu này, cũng biết nguyệt vọng của nha đầu, chỉ mong sao Nhị Nguyệt Hồng sống dài hơn một chút, lâu hơn một chút. Một quỳ này của Trương gia, không phải quỳ trước Nhị Nguyệt Hồng, mà là trước cô gái đã ra đi trong cơn mưa kia.


Tình hình Trường Sa vô cùng căng thẳng, chính phủ Dân Quốc bắt đầu nghi ngờ Trương Khải Sơn, để tránh cho chuyện phức tạp thêm, Trương Khải Sơn chưa hề nói âm mưu của giặc Nhật cho Nhị Nguyệt Hồng, nhưng hắn cũng biết trọng lượng của nha đầu trong lòng Nhị Nguyệt Hồng. Vì để chính phủ Dân Quốc an tâm, hắn chọn lấy đại nghĩa dân tộc, mong Nhị Nguyệt Hồng thông cảm. Nhưng tới cuối vẫn không thành công, Nhị Nguyệt Hồng từ đó không còn bàn tới thế sự, chỉ nói phong nguyệt.

Trương Khải Sơn từ khi ấy bắt đầu khoác lên người quân phục, lãnh đạo Trương gia xông trận giết địch, tạo nên trận chủ động tiến công đầu tiên của quân đội Trung Quốc với quân đội Nhật Bản tại Nghi Xương. Lúc bấy giờ, cao trào kháng Nhật ở Trường Sa dấy lên trong nhân gian, rất nhiều người nói đó cũng là người do Trương Khải Sơn dẫn dắt.

Anh hùng dù có dũng mãnh đến đâu, cũng không thoát khỏi cô đơn khi về già. Mỗi sự ra đi của các đồng bọn, đều nhắc nhở ông thời đại thuộc về ông đã tiêu tan. Thời gian là công bằng, vĩnh viễn tiếp tục, trong khoảng thời gian cuối cùng này, ngoại trừ việc vội vàng xóa đi tất cả, thứ bầu bạn Trương Khải Sơn, còn có một chút cảm kích và nhu tình chưa kịp giãy bày với những người xung quanh mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét